Pages

Sunday, September 15, 2019

Phim về chuyện tình cậu chủ - hầu gái thu hút khán giả

Phim phát sóng tập tám trên tổng số 54 tập, Phương Điền đạo diễn. Tác phẩm lấy bối cảnh miền Tây Nam bộ đầu thế kỷ 20. Nhân vật chính - Thị Bình (Nhật Kim Anh đóng) - là cô gái nghèo, tình cờ gặp thiếu gia Khải Duy (Cao Minh Đạt) sau một lần bị anh lái xe tông phải. Cô được nhận vào làm người ở cho gia đình Khải Duy. Từ một cậu chủ độc ác, hay khinh thường đầy tớ, Khải Duy dần có thiện cảm với Bình. Chuyện tình của họ nảy nở trong sự nghi ngờ của bà Hội đồng (nghệ sĩ Diệu Đức) - mẹ Khải Duy.

Cao Minh Đạt trong vai cậu Ba Khải Duy. Ảnh: PĐ.

Cao Minh Đạt trong vai cậu Ba Khải Duy. Ảnh: PĐ.

Phát sóng tập đầu từ ngày 2/9, phim nh ận nhiều hiệu ứng tích cực từ khán giả. Trên fanpage, nhiều trích đoạn phim đạt khoảng bốn, năm triệu lượt xem. Tên phim vào top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam . Một số cảnh phim ở tập hai, tập bảy cũng xuất hiện trong top video thịnh hành (trending) trên Youtube.

Ở những tập đầu, phim chủ yếu xoay quanh diễn biến tình cảm của Thị Bình và Khải Duy. Từng đi du học nước ngoài , tương lai t hừa kế sản nghiệp của gia đình, cậu Ba Khải Duy hách dịch và độc đoán, khiến các gia nhân không dám tiếp xúc. Anh lạnh lùng khi lái xe tông người bị thương, hành hạ đầy tớ vì pha cà phê quá ngọt... Thế nhưng, dần dần, nét chất phác, ngây thơ của Thị Bình chinh phục ông chủ.

Cao Minh Đạt, Nhật Kim Anh nhận được nhiều lời khen về khả năng nhập vai . Đây là nhân vật phản diện hiếm hoi của Cao Minh Đạt, sau nhiều năm chủ yếu gắn với vai phong cách thư sinh. Sự thay đổi trong tính cách nhân vật được anh thể hiện tự nhiên. Trên fanpage của phim, nhiều khán giả nhận xét ban đầu rất ghét Khải Duy vì lối hành xử lỗ mãng, nhưng càng xem càng tò mò vì tâm lý nhân vật chuyển biến phức tạp.

Cảnh phim 'Tiếng sét trong mưa'
 
 
Cảnh phim 'Tiếng sét trong mưa'

Cảnh Thị Bình hoảng sợ vì làm gãy chân con gà chọi của Khải Duy. Video: THVL.

Nhật Kim Anh vào vai Thị Bình - thôn nữ ngây thơ, có nét đẹp trong sáng. Sự hồn nhiên khiến Bình khác biệt trong đám gia nhân. Nhiều đầy tớ phục vụ Khải Duy vì khiếp sợ anh, còn Thị Bình lo lắng cho anh thật lòng. Trong một cảnh, Thị Bình chịu ong đốt khi lấy mật cho cậu chủ uống. Những phân đoạn Bình hát cho cậu chủ nghe trong vườn, thoa dầu cho anh ngủ, hay Khải Duy cho phép cô hầu ăn cơm cùng mình, góp phần thúc đẩy chuyện tình của họ phát triển nhanh hơn. Trên Youtube, nhiều bình luận khen hai diễn viên chính đóng tốt trong các cảnh hẹn hò. "Xem đi xem lại những cảnh Bình đối đáp với Khải Duy mà vẫn không chán vì thoại tự nhiên, không bị 'kịch' như nhiều phim cổ trang khác", khán giả Vĩnh Nguyễn nhận xét.

Đạo diễn "đo ni đóng giày" vai Thị Bình cho Nhật Kim Anh vì cô vốn quen thuộc với dạng nhân vật nghèo, chịu thương chịu khó. Diễn viên cho biết cô áp lực khi diễn lại một vai kinh điển trong cải lương lẫn kịch nói nên dốc sức cho từng phân đoạn. Cô bị trật chân, trầy trụa khi đóng các cảnh gánh nước, cho lợn ăn, bị đánh đập... "Hai năm gần đây, tôi không dám nhận phim nào khác vì Thị Bình là vai khó, đòi hỏi diễn bằng hình thể, cơ mặt lẫn ánh mắt", Nhật Kim Anh kể.

Nhật Kim Anh vào vai Thị Bình.

Nhật Kim Anh vào vai Thị Bình. Ảnh: PĐ.

Phim còn có sự đầu tư về bối cảnh. Địa điểm quay chính là ngôi nhà của bà Hội đồng. Đạo diễn Phương Điền kể êkíp phải đi nhiều tỉnh miền Tây, khảo sát hơn 100 nơi. Căn nhà cổ được chọn là của một vợ chồng Việt kiều, phần kiến trúc, hợp với kịch bản khoảng 70%. "Chúng tôi còn phải mua thêm bàn ghế, bình cổ cho đúng hoàn cảnh sống, tính cách của từng nhân vật. Có lúc tưởng bế tắc, phải bỏ cuộc rồi. Sau khi phim phát sóng, tôi mới thấy nhẹ lòng", đạo diễn nói.

Điểm trừ của phim nằm ở tạo hình của cặp diễn viên chính. Cao Minh Đạt bị nhiều khán giả chê vì gương mặt già so với vai thiếu gia ngoài 20 tuổi. Nhật Kim Anh cũng gây tranh cãi do ngoại hình chững chạc, cách biệt hình ảnh thôn nữ vừa trạc đôi mươi. Phim không thu âm trực tiếp ở hiện trường mà được lồng tiếng, khiến khẩu hình nhân vật nhiều lúc không khớp lời thoại.

Phim được phóng tác từ vở cải lương Lôi vũ (soạn giả Thế Anh, Thế Châu). Lôi vũ là tác phẩm sân khấu nổi tiếng của Trung Quốc, do Tào Ngu sáng tác năm 1933. Tại Việt Nam, vở được dựng thành phiên bản cải lương, với các nghệ sĩ: Minh Vương, Lệ Thủy, Tô Kim Hồng, Diệp Lam, Thanh Nguyệt... Năm 1986, nhà hát 5B Võ Văn Tần chuyển thể tác phẩm thành kịch nói, với các diễn viên: Việt Anh, Hồng Vân, Thành Lộc, Minh Trang, Quốc Thảo, Hữu Châu...

Mai Nhật

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------